Header Ads

Header ADS

 

                   NGƯỜI HOẠ SỸ TÀI HOA GỬI TRỌN TRÁI TIM CHO MỸ THUẬT

                   


   Nghệ thuật là một trò chơi xa xỉ, người nghệ sỹ dám đánh đổi những cái xa xỉ của mình để bước vào cuộc chơi nghệ thuật. Và nếu bạn dám dấn thân vào con đường ấy, dám hy sinh và đánh đổi những cái mình đang có để có một cuộc chơi thì bạn chỉ mới bước một chân vào thế giới của nghệ thuật. 

Con đường đi vào nghệ thuật không đơn giản chút nào, ngoài sự đánh đổi về vật chất, người nghệ sỹ còn đánh đổi cả tâm huyết , chất xám, cũng như trí tuệ của mình vào nó. Ai đang đi trên con đường của nghệ thuật mà bỏ cuộc nửa chừng thì người đó mới chỉ gọi là cỡi ngựa xem hoa, dạo qua hàng xén. Người làm nghệ thuật dám chơi dám chịu và luôn cam tâm chấp nhận mọi mất mát của mình để cống hiến cho nghệ thuật như con tằm nhả tơ cho đến lúc lìa đời. Nghệ thuật thuở xưa là những trò vui, những thú chơi trong lúc rảnh rỗi của người nông dân trong lúc nông nhàn hoặc trong những bữa tiệc tùng của những gia đình quyền quý. Những nghệ sư giỏi vẫn được xã hội khen ngợi, ca tụng nhưng họ vẫn không được xem là một nghề chính thức.

Nghệ sỹ là một nghề không thuộc nghề nào trong xã hội cổ đại, hay người xưa hay còn gọi là " xướng ca vô loài". Cái chữ "vô loài" không phải là ý miệt thị hay khinh bỉ mà người xưa ám chỉ người nghệ sỹ, mà nó chỉ hàm ý là nghề không giống nghề nào. Bởi vì sao?
 Nghệ sỹ không tạo ra những giá trị vật chất cho xã hội, họ chỉ là những người mang đến giá trị tinh thần để mua vui cho người khác. Trong bốn món ăn chơi thời cổ phải kể đến là: Cầm, Kỳ, Thi, Hoạ.
Nếu ai tinh thông bốn món đó sẽ được mệnh danh là Tài Tử, nhưng để tinh thông được chúng thì người ấy phải là bậc kỳ tài trong thiên hạ hiếm có. 
 
Ngày nay, nghệ sỹ được đánh giá ngang bằng với các ngành nghề khác, họ được xã hội trọng dụng hơn và xem đó như là một nghề có thể tạo ra thu nhập cho bản thân và cho xã hội. 

Dù biết rằng con đường bước chân vào thế giới của nghệ thuật là rất khó khăn, nhưng hoạ sỹ Văn Thạnh đã như con thiêu thân lao vào ánh lửa, anh cháy hết mình vì nghệ thuật Hội Hoạ bất chấp mọi thứ gian nan mà anh sẽ phải đối mặt. Đối với anh chỉ đơn giản một điều rằng:" Còn sức là còn chơi, dám làm là phải dám chấp nhận tất cả" Vậy đó, Văn Thạnh chỉ có một suy nghĩ đơn giản vậy!

Chúng tôi đến thăm xưởng vẽ của họa sĩ Văn Thạnh trong con hẻm nhỏ ớ Quận 8 , nơi anh đang sống và sáng tác ,sau bao cuộc hẹn thì giờ chúng tôi mới đến được để gặp và chiêm ngưỡng tác phẩm của họa sĩ tài hoa .

      Họa sĩ văn Thạnh sinh ra trong một gia đình thuần nông , nhà đông anh em , ngay từ nhỏ Cha Mẹ anh đã phải chuyển nhà đến 4 lần để cho các con đi học ,cũng chính vì vậy mà  tại quê hương anh sinh sống , cũng chẳng có bao người biết đến anh .

     Ngay từ khi còn là một cậu bé ,anh đã sớm bộc lộ về tài năng hội họa, anh vẽ lên tất cả tập sách của mình khi đi học ...

    Vì quá đam mê nghệ thuật , anh đã đấu tranh với gia đình để được đi học ở Trường Văn Hóa Nghệ Thuật tỉnh, khi mới vừa tròn 16 tuổi .con đường vào nghệ thuật của anh đầy khó khăn và trong gay . khi học ở tĩnh ,trong một lần bén duyên anh đã được học một người Thầy từ từ Trường Đại Học Mỹ Thuật Thành Phố Hồ Chí Minh  về dạy Môn Mỹ học , anh đã hỏi thăm về Trường Đại Học Mỹ Thuật .từ đó anh đã để dành học bỏng để quyết tâm đi.theo con đường đam mê nghệ thuật của mình .

     Khi bước chân lên Sài Gòn , không người thân , không họ hàng , không quen biết ai , anh đã tự mình bươn trải đủ mọi ngành nghề để theo đuổi ước mơ trở thành họa sĩ ... 

     Vào năm thứ hai Đại Học trong một lần anh đã may mắn được gặp một vị Phó Giáo sư gốc việt đang giảng dạy Mỹ Thuật  ở Châu Âu ( là một trong những em bé Cô Nhi đã được chuyển ra nước ngoài vào năm 1975 , xin không nói  tên ) , người đã làm thay đổi cuộc đời của anh, vị Phó Giáo  Sư đã nói cho anh biết về Mỹ Thuật Thế Giới và Việt Nam, và sự khác biệt của Mỹ Thuật Việt Nam so với Thế giới như thế nào ., anh đã gọi điện cho Thầy của Mình để hỏi, và thật sốc khi biết đó là sự thật, Phó Giáo Sư cũng là một trong nhóm họa sĩ góc việt ở Châu Âu mà Trường Mỹ Thuật đang liên lạc, để muốn biết về một thể loại Sơn Mài mà các họa sĩ ở Châu Âu đang vẽ . Một thể loại Sơn Mài khác biệt hoàn toàn  với Việt Nam và các nước Châu Á khác. Vì khí hậu, thổ nhưỡng mà các Họa Sĩ gốc Việt ở Châu Âu đã sản sinh ra một thể loại mới một cách vẽ mới, đó là phải dùng nhiệt độ cao để làm khô tranh và sau đó mới mài rồi đánh bóng ... về sau , anh đã đem cách làm thể loại tranh nầy về Trường cho Thầy của mình .....

       Hàng ngày ngoài giờ học ở Trường ra ,anh luôn vẽ với vị Phó Giáo  Sư và trao đổi về nghệ thuật . anh đã được xem những tài liệu và nghệ thuật của Thế Giới ,anh xem về các bước làm sơn mài của Nhật Bản từ khâu chuẩn bị cho đến hoàn thiện  ,tìm hiểu  về Truyền Thông về nghệ Thuật mà nước Nhật , cách họ  làm ,tìm hiểu  về Tranh Lụa về màu nước  của người Nhật vẽ ..v..v... anh càng đam mê hơn , sự đam mê trong anh không còn giới hạn .

     Về Khoa Học và kỹ thuật, chúng ta hoàn toàn thua họ, và biết được chính Phủ Nhật, đã phải bỏ ra rất nhiều Tiền để quảng bá nghệ thuật Nhật bản ra Thế giới.

      Anh đã giao ước với Vị Phó Giáo sư rằng, nếu sau này em giỏi và nổi tiếng, Thầy hãy giúp em, đưa Nghệ thuật Việt Nam của em ra với Thế giới  !

     Và kể từ đó ngoài giờ học, giờ làm thêm, anh đã dành tất cả cho nghiên cứu nghệ thuật ,anh đã biến căn phòng trọ nhỏ của mình trở thành một nơi sản sinh ra những thể loại tranh, hoàn toàn độc đáo không được giống với bất kỳ ai trên Thế Giới này .

     Anh đã trang bị cho mình đầy đủ kiến thức về  Nghệ Thuật, anh đã tim hiểu, để đưa nghệ Thuật vào Châu Âu là phải làm sao ,làm sao để có tiếng ở Mỹ, ở Nhật ...v..v.. phảỉ dùng những thể loại Nghệ Thuật nào để chinh phục họ .hiện nay anh vẽ lụa , sơn dầu , sơn mài , acrilyc , đương đại với những thể loại đặc sắc

     Cùng với đam mê , và đầy nhiệt huyết , anh đã nghiên cứu không ngừng nghỉ ,và từng thể loại tranh , từng thể loại tranh mới ra đời .cùng với khoản thời gian đó. Gia Đình anh ở quê , ngày càng một khó khăn hơn .

    Anh nói ; để vẽ đẹp là một chuyện , còn tìm ra những thứ đẹp mà chưa có trên đời thì càng khó hơn, nghiên cứu  phải thất bại rất nhiều , phải bỏ tranh không đạt như ý muốn nhiều lắm , những năm đó vào mùa mưa , tôi đã phải dùng tranh hư để lợp mái nhà , và lấp cả một đoạn ao trước nhà .cũng đao lắm , nhưng không còn cách nào khác .

     May mắn lại đến với anh một lần nữa , vào mùa hè năm cuối của Đại Học ,một người bạn đã đến dã nói với anh , có một họa sĩ Đương Đại lớn của Thế Giới , cần một sinh viên phụ anh ta thực hiện tác phẩm cho Triển Lãm Quốc Tế , tôi không làm được bạn đi xem thử sao ... đó là một cơ hội lớn để anh học hỏi và xem xem họa sĩ   Đương Đại nổi Tiếng trên Thế Giới họ thực hiện tác phẩm từ khâu chuẩn bị , đến khi hoàn thành là như thế nào ... !

      Đó cũng là một người anh , người Thầy lớn trong cuộc đời của anh , về sau khi người Thầy đến xem Triển lãm cá nhân đầu tiên  của anh ;  Thầy anh đã nói ; em giỏi như vầy , hay ra thế giới Triển Lãm với Tôi, để nói tiếng Thế Giới thật ra còn dễ hơn ở Việt Nam .

        Họa sĩ Văn Thạnh chỉ sau 11 ngày khi mới ra trường , anh đã có 1 Triển lãm cá nhân đầu Tiên ;  Nghìn Năm Thăng Long và Sơn Mài Đương Đại .với 5 thể loại tranh hoàn toàn mới lạ và độc đáo .còn đối với Trường Mỹ Thuật đó là lần đầu tiên có một triển lãm tranh lớn của một sinh viên kể từ khi thành lập Trường đến giờ .và nhiều thể loại tranh rất độc đáo .

     Anh nói , Gia Đình ở về chỉ làm ruộng thôi , mà ruộng thì ngày xưa bán rẻ lắm ,đầu tiên Cha Mẹ bán có 3,5 chỉ vàng một công đất à (  1000 mét vuông đất ) , bán riết rồi lên giá 5 chỉ 7 chỉ , rồi giờ là 50 triệu nhưng hết đất rồi , nhà tôi có 32,5 công đất ,chỉ vì  một mình tôi mà bán hết  ... 

   Tôi hỏi anh về sự phát triển của Mỹ Thuật Việt Nam , anh nói Tôi may mắn được 1 số nhà sưu tập yêu mến đến mua tranh , và họ đã mở lời, có cần giúp gì không ? tôi đã nhờ giúp những người mù , và họ đã giúp , và việc thứ hai tôi nhờ là năm 2015 , tôi hỏi có thể giúp tôi vực dậy nền Mỹ Thuật Việt Nam này được hay không  ?  và nhận được câu trả lời là giúp được , vậy là tôi đã làm hồ sơ , và tìm tư liệu đã tổng hợp những sự yếu kém , hạn chế của nền Mỹ Thuật Việt Nam  để gửi , và kể từ bây giờ và về  sau là một thời Đại mới của Mỹ Thuật Việt Nam đã bắt đầu .

     Thật ra thì Mỹ Thuật Việt Nam do các Thầy họa sĩ người Pháp Thành lập , đã vang danh một thời trên Thế Giới ,còn Mỹ Thuật Thái Lan họ chỉ có nhà Điêu Khắc của Hà Lan thành lập , nhưng giờ Nghệ Thuật của Thái Lan và Indonesia các nước Đông Nam Á khác , giá  tranh của họ, toàn hàng triệu đô la , trong khi đó ta giỏi hơn họ rất nhiều ... còn thêm một cái dỡ nửa là Các Nhà Giàu Việt Nam họ không hiểu biết gì về giá trị của Nghệ Thuật cả , thật là buồn. ,

          Trong khi các nhà giàu trên Thế Giới  và các nước Châu Á , người ta đổ tiền ra để mua Tác Phẩm nghệ Thuật ,

        ( Tranh sáng tác ), thì ở nước mình họ mua đất , họ mua gỗ hay tự đốn cả một khu rừng về chỉ để xây lên một ngôi nhà gỗ thật to , đẹp, rồi ngồi vào  giữa nhà nhe răng ra cười, chỉ để cho nhà báo đến chụp hình , viết  lên một bài  báo thật to về thành quả đốn gỗ của mình và cỗ xúy cho người khác  ... trong khi đó ở thế giới , trong các công viên , dù cây gỗ ngã , thì người ta vẫn để nguyên , không ai giám chặt phá ,bạn biết đó , các nhà sinh vật học người Mỹ , họ vào rừng AMAZON đến tận bộ tộc người Cá Sấu , chỉ phát cho những đứa trẻ ở bộ tộc , vài cái kẹo , vài món đồ chơi rẻ tiền , thì những đứa trẻ bộ tộc nầy đã dẫn các nhà sinh vật học vào rừng tìm ra một loài lan mới ,và họ chỉ lấy mẫu bộ zen của loài lan mới thôi , còn ở nước ta , họ tìm đâu ra một nhánh lan cùng loài bán ở lăng Ông Bà Chiểu , họ đã mua đến hơn 80 tỷ rồi , thử hỏi có phải chúng ta đã phát triển bỏ quá xa nhân loại trên hành tinh nầy hay không  ?

        Về Triển Lãm Châu Âu , anh nói đã hai lần rớt Visa LonDon , vì giờ anh không có tài sản , chưa có gia đình , không có 300 triệu trong ngân hàng .

     Còn về Triển Lãm Với Họa Sĩ Đương Đại Thế Giới , anh nói tôi không thể xin Thầy Tiền để gửi Tranh ra nước ngoài, không thể xin tiền ăn , không thể xin tiền đi máy bay và ở khách sạn được .nên bao lần hứa hẹn với Thầy , tôi vẫn không đủ tiền , tôi đã cố gắng kiếm tiền , cố gắng hết sức để triển lãm tranh , nhưng tôi chẳng quen nhiều , tôi không có nhiều khách hàng . nên giờ tôi vẫn chưa thực hiện được .

     Theo Văn Thạnh:" Mỹ Thuật Việt Nam không thua kém bất kỳ Mỹ Thuật của quốc gia nào, cái vấn đề là người hoạ sỹ nếu chỉ chạy theo thị hiếu của thị trường sẽ dễ đánh mất đi cái chất của mình. Cái chiều sâu của nghệ thuật chính là văn hoá bản sắc dân tộc. Mỗi quốc gia có một nền văn hoá riêng nên người nghệ sỹ của từng quốc gia đó sẽ có tác phẩm đặc trưng cho nền văn hoá của nước họ. Xu thế Mỹ Thuật của một số hoạ sỹ trong nước ngày nay là vẽ theo phong cách của một hoạ sỹ tên tuổi nào đó trên thế giới, ăn theo phong cách đó nhằm bán được tranh, chính vì thế nên tranh của một số hoạ sỹ mang phong cách Tây thường có lượng khách rất đông. Như vậy có phải chúng ta đã và đang bị đồng hoá, một số hoạ sỹ còn cho rằng nước ta không có nền Mỹ Thuật và nhờ thực dân Pháp nên Mỹ Thuật Việt Nam mới được như hôm nay, tôi thấy đó là điều phi lý vì thực dân Pháp xâm lược Việt Nam chỉ hơn 100 năm, nếu so với bề dày lịch sử 4000 năm của dân tộc thì chỉ như là một đêm đến sáng. Vì thế cho nên việc nhìn nhận Việt Nam không có nên Mỹ Thuật là một sự tự ti dân tộc, sự xúc phạm đến tiền nhân. Biết bao nhiêu công trình Mỹ Thuật của nước ta còn lưu giữ đến hôm nay, đó là một minh chứng rằng dân tộc ta có một nền Mỹ Thuật truyền thống đẵ sắc. Nếu tranh sơn dầu là mỹ thuật truyền thống của phương Tây, tranh Thuỷ Mặc và tranh Lụa là Mỹ Thuật truyền thống Trung Hoa thì nghệ thuật Sơn Mài là một trong những nghề truyền thống của Việt Nam bên cạnh những nghề truyền thống khác."

Và Văn Thạnh ước mơ Mỹ Thuật Việt Nam ngày càng phát triển để đem tinh hoa văn hoá của dân tộc ragiao lưu cùng văn hoá  thế giới.

      Giáo Sư Đặng Qúy khoa đã đánh giá cao Tác phẩm của anh và gieo quẻ cho họa sĩ văn Thạnh   : sẽ có Phật Trời Phù hộ và có người đến giúp sức ,  

      “Hãy thông cảm với chúng tôi những con người sáng tạo, họ rất cô đơn!! Khi chỉ một vài người biết đến họ, lúc đó họ thật sự là con người sáng tạo! Nhưng khi mọi người đều tập trung ca ngợi họ, thì họ đã không còn là mình nữa rồi!!”

            Đời là vậy! cô đơn trên đỉnh núi, dưới thung lũng biết bao nhiêu người kể lại vết chân.

         Vì em đã tìm đến được vẻ đẹp của hoa lá trong nghệ thuật (trang trí), em đã tìm đến cả bố cục, cả hình tượng, cả đề tài, hình thể, màu sắc và trang trí đều nói lên một ý quan trọng. Đó là em đã tìm thấy chính em qua nghệ thuật hội hoạ. Chúc em cứ thanh thản đưa nghệ thuật của em lên đỉnh cao!

Đừng vội vã, đừng quá khổ hạnh. Em đã vượt qua được giới hạn của nó rồi. Thích Ca Mâu Ni cũng đã từ bỏ khổ hạnh để từ tốn đi đến chân lý dưới gốc cây bồ đề. 

     (  EM HÃY ĐẾN GẶP GIÁO SƯ KHOA VÀ XIN THẦY CHO THÊM Ý KIẾN , MẤY NĂM QUA VĂN THẠNH GẶP NẠN VÌ TRONG VẬN MỆNH CỦA VĂN THẠNH PHẢI TRÃI QUA KHỔ NẠN 10 NĂM , GIỜ MỚI HẾT  )

       Ở Việt Nam chỉ có khoảng bảy, tám họa sĩ tranh sơn mài đương đại và Thạnh là một trong số ít đó. Họ chủ yếu tự mày mò nghiên cứu để vẽ. Riêng Thạnh, tôi thấy em có nhiều sáng tạo trong tranh như việc tìm tòi pha chế chất liệu, tranh vẽ gồ ghề tạo ấn tượng cho người xem... Tôi và các thầy trong trường đánh giá cao khả năng tìm tòi, sáng tạo, sự kiên trì và đam mê nghề nghiệp của Thạnh. Với sức làm việc và chịu khó tìm tòi cái mới, cái lạ trong nghề như thế, tôi nghĩ Thạnh sẽ nhanh chóng phát triển, đóng góp cho nền mỹ thuật nước nhà.

Nhà phê bình, lý luận TRƯƠNG PHI ĐỨC, Nguyên Hiệu trưởng Trường ĐH Mỹ thuật TP.HCM

http://artistvanthanh.com/                

  phone ;    84  916 173 512

Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.