Header Ads

Header ADS

Chân Dung Họa Sỹ Văn Thạnh

 

Bài Viết do họa sỹ Văn Thạnh cung cấp

Trong một lần tình cờ gặp họa sỹ Văn Thạnh ở một quán cà phê. Anh có mời tôi về thăm xưởng vẽ của anh tại một căn gác trọ nơi quận 8, TP Hồ Chí Minh. Họa sỹ Văn Thạnh dẫn tôi đi qua nhiều ngõ hẻm ngoằn ngoèo , sau cùng, chúng tôi dừng lại một phòng trọ nhỏ. Phòng trọ khoảng chừng 20 mét vuông, trên có một gác gỗ. Tôi quan sát thấy anh để rất nhiều tranh, ước chừng khoảnh trên 300 tấm tranh với đủ loại chất liệu và kích thước. Trong số đó, tôi thấy nhiều nhất là tranh sơn mài. Tranh để đầy phòng từ dưới đất lên đến hết cái gác gỗ. Không còn một lối đi, điều đó là sự thật, anh để tranh đầy phòng và đến cái chỗ ngồi cũng không có. Tôi nhìn vào tranh mà cảm thấy tiếc cho những tác phẩm hội họa. Chúng là tâm huyết bao nhiêu năm của họa sỹ. Nếu chúng được treo ở những không gian khác trang trọng hơn chắc sẽ khác hẳn. Tôi nói:" thật là tiếc quá, tranh đẹp như vậy mà để chất đống thì thật phí". Văn Thạnh không nói gì, anh nấu nước pha cà phê mời tôi uống, anh chỉ cười nhẹ và nói;"đam mê nên khổ vậy đó bạn ơi!". Tôi rất hiểu suy nghĩ của anh, tôi nhìn vào số lượng tranh là biết công sức và tiền của mà anh đã đổ vào chúng nhiều đến nhường nào. Tôi hỏi anh:" Lâu rồi không gặp, cuộc sống của ông có gì khác xưa hay không? ". Văn Thạnh nói:" vẫn vậy, nghèo vì tranh, đam mê quá nên có bao nhiêu tiền đều dồn hết vào việc vẽ tranh."
Tôi hỏi:" có nhà sưu tập nào tìm đến chưa?". Văn Thạnh trả lời:" Lúc trước cũng có nhiều nhà sưu tập trong và ngoài nước tìm đến, nhưng sau đại dịch Covid, kinh tế có vẻ khó khăn nên người ta cũng ít sưu tập tranh". Hai đứa ngồi ôn lại những chuyện xưa khi còn học ở trường đại học Mỹ Thuật TP Hồ Chí Minh, kể cho nhau nghe những kỷ niệm vui buồn.
Tôi lục ra một số tranh của anh và ngồi ngắm nghía, tôi cảm nhận Văn Thạnh là người sống rất tình cảm. Anh vẽ tranh theo lối đơn giản, dễ hiểu , màu sắc nhẹ nhàng và rất mơ mộng. 
Anh chủ yếu vẽ tranh về đời sống, con người miền Tây nam bộ. Những câu chuyện trong tranh xoay quanh cuộc sống của người dân nơi thôn quê, khung cảnh bình yên, nhịp sống chậm rãi và chân quê. Nhìn tranh của anh, tôi có cảm giác rất gần gũi, thân quen. 
Về cách tạo hình của Văn Thạnh gần như khác hẳn với nhiều họa sỹ khác , nhìn không giống ai, chính cái" không giống ai" này là nét độc đáo của Văn Thạnh. 
Tôi xem qua một loạt tranh, tôi thấy thật tiếc cho chúng , cũng như tiếc choa họa sỹ Văn Thạnh. 
Văn Thạnh nói;" uống cà phê bạn ơi! tranh thì nhiều lắm, coi chừng nào mới hết". Tôi xếp tranh lại và ngồi nhâm nhi cà phê rồi nghe Văn Thạnh tâm sự.
Qua quá trình trao đổi, anh đã chia sẻ với tôi rất nhiều về quá trình theo đuổi đam mê Mỹ Thuật của anh. Dưới đây là lời tâm sự của anh 
Anh nói:" hiện nay tôi theo Phật và đã quy y". Và sau đây là nguyên văn nội dung họa sỹ Văn Thạnh kể lại cho tôi:


Hai vị Cổ Phật.... vì thọ ơn của các Ngài nên hoạ sĩ Văn Thạnh đã Thờ phụng
Các Ngài dạy : "Chỉ cần sống tốt Trời Phật sẽ cho tất cả, kể cả nửa gian sơn , còn sống không tốt sẽ lấy đi tất cả , Kể cả mạng sống...."


Sau vài tháng bàn bạc và thỏa thuận thì cuối cùng Triển Lãm Tranh Sự Sống ở Gallery Yến Ngọc ngày 30 tháng 11 năm 2010 tại Dinh Độc Lập diễn ra. Triển Lãm được một số nhà sưu tập trong nước và quốc tế đến sưu tập tranh. Trong thời gian Triển Lãm, có một Gallery Singapor đến tham quan và lên kế hoạch tổ chức Triển Lãm. Cũng vào lúc đó, một tổ chức Đan Mạch ghé thăm và lên kế hoạch tổ chức Triển lãm, nhưng nhiều tháng thảo luận, vì tôi nói chuyện kém và chi phí vận chuyển máy bay quá cao nên việc Triển Lãm không thành. Sau Triển Lãm Sự Sống cũng có một tổ chức Mỹ Thuật khác của Singapor đến liên hệ làm việc nhưng tôi nói chuyện kém nên việc đó không đem lại kết quả.

Tôi vốn từ nhỏ chỉ mê vẽ, khi đang học lớp 9 đã vào trường Văn Hóa Nghệ Thuật Sóc Trăng học vẽ(vì quá đam mê) thời gian vẽ quá nhiều nên ngoại giao rất kém (cấp 3 học bổ túc văn hóa)

Trước giai đoạn này, tôi có kết hợp với Y Tế thực hiện nhiều chuyến đi Từ Thiện ở Tây Nguyên và một số tỉnh miền Tây.

Vào những năm đầu Đại Học, trong một chuyến về thăm nhà, có ghé thăm và chúc Tết một vị sư, vị sư ông thiếp lên trên và gặp một vị Cổ Phật( vị Phật có từ thuở sơ khai) Ngài gửi lời đến tôi : Ta sẽ cho con 3 điều

1_Cho con được gặp những người giỏi trong Thiên hạ để học hỏi

2_Cho con gặp được những người quyền lực để nương tựa

3_(không nói được )

Có lẽ vì vậy mà ngay trong những năm đầu Đại Học, tôi đã gặp được một vị phó Giáo Sư Mỹ Thuật gốc Việt ở Lodon, đã giảng dạy cho tôi rất nhiều về Mỹ Thuật, vì vậy tôi đã giành rất nhiều thời gian và tiền bạc để nghiên cứu Mỹ Thuật, tôi nghiên cứu nhiều thể loại tranh và học hỏi rất nhiều từ các tôi lão thành

Vào những năm cuối Đại Học, tôi đã giành nhiều thời gian để học hỏi một vị họa sỹ Đương Đại danh tiếng Thế Giới(Không nói Tến) để xem thế giới họ lên tác phẩm và chuẩn bị cho Triển lãm thế nào,… Trong thời gian này, tôi đi xem tranh và gặp một thể loại tranh sơn mài của một họa sỹ Huế tên là Trương Bé,…trùng với lời giảng của Giáo Sư ở London. Tôi thuyết phục gia đình bán vài công ruộng để nghiên cứu tranh.

Sơn mài Việt Nam có rất nhiều thể loại và nhiều kỹ thuật tùy theo vùng miền, mà ảnh hưởng nhiều đến cách thể hiện và pha chế sơn khác nhau. Ở Châu Á thì có Nhật Bản và Trung Quốc là hai nước rất mạnh về sơn mài trên thế giới. Họ cũng có những phương pháp và kỹ thut riêng khác hoàn toàn với Việt Nam ta và nghành công nghiệp phụ trợ sơn mài của họ rất mạnh. Riêng Nhật Bản, chính phủ của họ bỏ tiền ra để quảng bá nghành sơn mài của họ ra thế giới rất lớn.

Vì vậy phải nghiên cứu sâu rộng hơn để không tụt hậu với họ, trong khi kiến thức nhà trường  thì hầu như có từ thời Pháp thuộc. Trong quá trình nghiên cứu, tôi hay trao đổi với họa sỹ Hồ Hữu Thủ và một số họa sỹ khác, trong đó có họa sỹ Dương Sen.

Triển lãm tại Singapor, tôi gửi tranh sang bên đó để Triển Lãm, những tác phẩm lấy từ bộ sưu tập trong Triển Lãm tranh Sự Sống ở Dinh Độc Lập. Một số tác phẩm đã được bán, nhưng vì là thể loại Acrylic và không có đủ các thể loại tranh nên không gây được tiếng vang. Triển Lãm ở Singapor là để kiếm tiền mua xe lăn giúp đỡ người khuyết tật vì lúc này tôi đang đi với 2 đoàn bác sỹ.


Thời gian này, tôi hay trao đỏi thư từ và gọi điện với giáo sư Đặng Quý Khoa ở Hà Nội, thầy xem quẻ Kinh Dịch(thầy là người rất nổi tiếng về xem Kinh Dịch).Thầy động viên vì sự nỗ lực của tôi với Mỹ Thuật,…Giáo sư xem quẻ biết được tôi chơi với những vị cư sỹ đắc đạo, dù tôi không nói ra nhưng trong thâm tâm rất phục Giáo Sư Khoa rất giỏi.

Những bậc Tiên Phật xuống thế gian, họ chỉ mang than hình rất tầm thường, không có áo đẹp, không dép, không ở nhà to, đôi lúc chỉ ở gốc cây, hoặc nơi nào giản dị, có đôi lúc chỉ là người ăn mày hay bà lão bán gạo, muối ở chợ, người bán vé số, ăn xin,…Nhưng quyền năng về hiểu biết tương lai,…nhiều thứ không thể bàn, vì người thế gian chỉ chuộng vật chất, trọng vẻ bề ngoài, khinh khi người nghèo khó mà sắp tới thế gian sẽ có rất nhiều người giàu có sẽ nghèo đi để học lại tình yêu thương giữa con người với con người,….Cũng vì vậy mà tôi tuy bỏ tiền vào nghệ thuật rất nhiều nhưng sống rất giản đơn, không hơn thua, không tranh giành với xã hội.

Trong một buổi chiều, lúc đang vẽ tranh , tôi nhận được cuộc gọi điện thoại, mời tôi đem tranh đến để xem xét tuyển chọn đi Whasington DC giao lưu văn hóa Việt Mỹ do 1 trong 10 tỷ phú gốc Việt đài thọ. Vậy là sau vài tháng thảo luận, cuối cùng còn 4 họa sỹ được chọn đi gốm có Danh Họa Trương Hán Minh(họa sỹ tranh Thủy Mặc), Nghệ Nhân tranh cát Ý Lan, Nhà điêu khắc Võ Tiếng và tôi Văn Thạnh. Lúc bấy giờ Giáo Sư Đặng Quý Khoa gieo quẻ cho tôi và nói”Con đi phen này, thầy e có nạn, nếu không đi sẽ tốt hơn,…”Khi đến Mỹ thì tin đầu tiên là chính phủ Mỹ đóng cửa vì người ời đoàn đi bị đột quỵ(nghe là không vui rồi) nhưng triển lãm vẫn diễn ra tốt đẹp, đúng ra sẽ có triển lãm thứ 2 ở New York nhưng bị ngưng lại,…

Vì tiếng vang ở Triển Lãm Whasington DC mà tôi được chọn cho sự kiện 20 năm bình thường hóa quan hệ Việt Mỹ. Sau chuyến đi Triển Lãm ở Mỹ thì có 1 doanh nhân Mỹ Triển lãm ở nhà Trắng đến Việt Nam tìm lại đoàn họa sỹ nhằm mục đích tài trợ cho Triển lãm ở Nhà Trắng, nhưng lúc đó tôi có chuyện buồn nên không đi gặp và Triển Lãm không thực hiện được vì không tìm đủ 4 người trong đoàn( Rất hối tiếc về việc này)

Trong giai đoạn này, tôi tổ chức nhiều Triển Lãm và hoạt động sôi nổi để kiếm tiền đi triển lãm tranh London, nhưng 2 lần rớt Visa London, mục đích đi Triển Lãm là để tìm giáo sư Mỹ Thuật(Thầy của mình) nhưng 2 lần đểu rớt Visa.

Tôi đưa ra nhiều thể loại trah mới, độc đáo cho riêng từng chủ đề triển lãm và được đánh giá cao từ các nhà nghiên cứu Mỹ Thuật, giáo sư, và các nhà phê bình mỹ thuật trong nước.

Tôi làm ăn thua lỗ và gặp nạn, phải đi làm thêm và trực đêm ở siêu thị điện máy Chợ Lớn quận 5, nhưng tôi vẫn miệt mài đeo đuổi đam mê nghệ thuật của mình dù bất cứ hoàn cảnh nào.

Thời gian dịch bệnh, thời gian giãn cách xã hội, tôi nhớ lại tiền kiếp của mình, tôi đã quy y Phật và đi tìm lại những vị thầy trong tâm linh của mình. Tôi sống rất đơn giản(sáng tác tranh), không tranh giành và không hơn thua với đời. Tôi mở lớp vẽ dạy cho các bạn du học sinh vào các trường Đại Học của Mỹ, Canada, Anh, Ustralia,…lớp vẽ năng khiếu, dạy luyện thi Đại Học khối V và khối H.

Đức Phật dạy, số mệnh đã có sẵn rồi, không cần tranh giành, hơn thua với đời, sống cuộc đời đơn giản, tu nhân và học Phật.

“,…..

Dưới trần đừng tưởng một mình lanh

Một câu thất đức thiên niên đọa

Nhiều nỗi trầm luân bởi ngọn nghành,..”

“ Danh mà chi, lợi mà chi

Bả công danh như bọt nước ra gì

Mùi Phú quý, vần mây tan hợp

Sang cho mấy hưởng thời một kiếp

Giàu đến đâu cũng chỉ hưởng một đời”

                                                                   Nguyên Sắc tường thuật lại

 






Không có nhận xét nào

Được tạo bởi Blogger.